Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu quần áo, việc tuân thủ các quy định và thực hiện đúng các bước quan trọng để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi là điều cực kỳ quan trọng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong nội dung dưới đây.
Quy định về thủ tục nhập khẩu quần áo
Theo quy định và chính sách hiện hành của nhà nước, quần áo không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu quần áo như với hàng hóa thông thường.
Tuy nhiên, vẫn cần tuân theo các nghị định và văn bản có liên quan đến ngành này. Bạn có thể lựa chọn tham khảo các thông tin quan trọng trong tài liệu của Bô Công thương và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố hợp quy theo quy định trước khi đưa sản phẩm quần áo ra thị trường phân phối và lưu thông. Điều này đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến sản phẩm quần áo.
Hướng dẫn dán nhãn hàng hóa cho quần áo nhập khẩu
Dán nhãn hàng hóa cho quần áo nhập khẩu là bước quan trọng giúp quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa trở nên nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Nội dung nhãn dán
Sản phẩm quần áo khi nhập khẩu vào Việt Nam phải có nhãn gốc ghi rõ:
- Tên hàng hóa.
- Xuất xứ hàng hóa: Xuất xứ hàng hóa được ghi bằng các cụm từ như “sản xuất tại”, “chế tạo tại” kèm theo tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất. Trường hợp không xác định được xuất xứ, ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
- Tên tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài: Nếu trên nhãn gốc chưa thể hiện đầy đủ thông tin, phải bổ sung tài liệu kèm theo. Đối với hàng hóa có nhãn tiếng nước ngoài, sau thủ tục thông quan, cần bổ sung nhãn bằng tiếng Việt trước khi lưu thông tại thị trường Việt Nam.
Vị trí dán nhãn
Dán nhãn lên hàng hóa là điều cần thiết, tuy nhiên, việc đặt nhãn đúng vị trí quan trọng hơn. Khi nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần được dán trên các bề mặt như thùng carton, kiện gỗ, hoặc bao bì sản phẩm, miễn sao dễ kiểm tra và nhìn thấy. Điều này giúp tiết kiệm thời gian kiểm tra khi làm thủ tục nhập khẩu quần áo và tránh các rủi ro phát sinh, bao gồm phạt tiền và mất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Mã HS và thuế nhập khẩu quần áo
Tùy thuộc vào tính chất mà mỗi sản phẩm quần áo sẽ có mã HS tương ứng khác nhau và được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu khác nhau.
Mã HS quần áo
Theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP, quần áo được phân loại trong mã HS ở hai chương chính:
- Chương 61: Bao gồm quần áo và hàng may mặc phụ trợ, được sản xuất bằng cách dệt kim hoặc móc sẽ có mã HS từ 6101 tới 6117 dựa theo phân loại.
- Chương 62: Bao gồm quần áo và các sản phẩm may mặc phụ trợ, được sản xuất không thông qua quy trình dệt kim hoặc móc sẽ có mã HS từ 6201 tới 6217 tùy theo phân loại.
Thuế nhập khẩu quần áo
Dựa vào mã HS của hàng hóa, ta có thể xác định mức thuế nhập khẩu như sau cho mặt hàng quần áo:
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%.
- Thuế giá trị gia tăng áp dụng mức 8%.
- Đối với các loại quần áo được nhập khẩu từ Trung Quốc và có C/O Form E, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%.
Lưu ý rằng việc xác định mức thuế cụ thể còn phụ thuộc vào mã HS cụ thể của từng sản phẩm quần áo. Để biết thông tin chi tiết và kiểm tra các biểu mẫu thuế XNK, các doanh nghiệp nên tham khảo tài liệu quy định cụ thể từ cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Hồ sơ nhập khẩu quần áo
Theo Thông tư 39/2018/TT-BTC, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu.
- Commercial Invoice.
- Bill of Lading.
- Chứng nhận xuất xứ của quần áo.
- Packing List.
- Giấy phép nhập khẩu.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu.
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu quần áo
- Trước hết, doanh nghiệp cần tìm những nhà cung cấp quần áo uy tín và chất lượng. Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu quần áo tiềm năng nhất, chiếm khoảng 30% thị phần quần áo nhập khẩu tại Việt Nam
- Sau khi đàm phán và đồng thuận về các yêu cầu, doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng mua bán với nhà cung cấp
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tơ liên quan trong bộ hồ sơ nhập khẩu
- Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan tại nơi xuất khẩu, hàng hóa sẽ được vận chuyển về Việt Nam và cần thực hiện các thủ tục hải quan tại cảng đến.
- Sau khi hàng hóa đã được hải quan thông qua, doanh nghiệp có thể tiến hành vận chuyển sản phẩm về kho và bắt đầu quá trình phân phối ra thị trường. Lưu ý rằng quần áo cần phải có chứng nhận hợp quy trước khi được lưu thông.
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu quần áo
- Mã HS là yếu tố quan trọng trong quá trình nhập khẩu quần áo, ảnh hưởng đến giấy tờ và thuế phải trả. Doanh nghiệp cần có kiến thức hoặc hỗ trợ từ bên thứ ba để xử lý mã HS.
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi tới cảng là cần thiết để tránh gây mất thời gian và chi phí.
- Kiểm tra xem sản phẩm có đăng ký thương hiệu tại Việt Nam hay không để đảm bảo tuân thủ quy định.
- Sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ C/O để tận dụng ưu đãi thuế suất.
- Lựa chọn các đối tác uy tín cho việc làm hồ sơ và vận chuyển. NHTB là một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan, và dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín và chuyên nghiệp.
NHTB – Đối tác tin cậy nhập khẩu quần áo Trung Quốc – Việt Nam
Như vậy, việc nhập khẩu quần áo đòi hỏi sự chú tâm vào từng chi tiết để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp. Để giúp bạn thực hiện thủ tục nhập khẩu quần áo một cách hiệu quả và thuận lợi, NHTB – Đối tác tin cậy trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa, luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn.
Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về thủ tục hải quan và nhập khẩu, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn sự hỗ trợ tận tâm và chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với NHTB ngay hôm nay để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết, giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong quá trình nhập khẩu quần áo.
Tổng đài: (024) 73.008.003
Email: nhaphangorder.vn@gmail.com
Hotline Order: 0946.008.003
Hotline ký gửi: 0943.008.003